Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Các loại lớp phủ bảo vệ bề mặt kính xe ô tô của bạn

Các loại lớp phủ bảo vệ bề mặt kính xe ô tô của bạn Những ai điều khiển xe ô tô trên đường thường gặp phải tình trạng kính ô tô bị  bám bẩn. Bên cạnh đó môi trường xung quanh luôn có những ảnh hưởng khắc nghiệt tới kính  ô tô của bạn, đặc biệt là tới tính năng an toàn và khả năng truyền sáng của kính như: thời tiết xấu, dầu mỡ bám trên kính, mưa axít, ăn mòn, lóa đèn, trầy xước. Để làm tối ưu các tính năng của kính, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều giải pháp khác nhau phủ lên bề mặt để bảo vệ kính. Cho tới giờ vẫn chưa có một giải pháp nào có thể tạo ra một loại kính “hoàn hảo” có khả năng chịu được mọi thách thức khắc nghiệt của môi trường hay có tính trong suốt tuyệt đối với mọi điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, vẫn có những vật liệu phủ bảo vệ kính  ô tô của bạn để kính ô tô của bạn  có những tính năng ưu việt mà chúng ta cũng nên cân nhắc. .



1.Lớp phủ chống bám dính nước
 Nguyên lý của lớp phủ này dựa trên tính năng chống thấm nước của silicon. Màng phim silicon khi phủ lên bề mặt sẽ lấp đầy các hố lõm trên bề mặt kính, tạo ra bề mặt trơn nhẵn hơn. Nước chảy trên bề mặt kính sẽ trôi đi nhanh hơn, không thấm qua bề mặt, không tạo thành màng nước trên bề mặt. Các sản phẩm phủ kính dựa trên nguyên lý này có thể thấy bán ở các cửa hàng đồ chơi ô tô, các siêu thị…

- Lực bám hút giữa nước, cặn bẩn hòa tan trong nước với bề mặt kính chắn gió ô tô  rất yếu nên dễ dàng lau chùi nước và các vết bẩn
- Không đòi hỏi kĩ thuật chuyên nghiệp khi thi công nên người tiêu dùng có thể tự làm tại nhà

2.Hiệu ứng lá sen

 Đây là một công nghệ khá đặc biệt nhưng dễ gây nhầm lẫn về khái niệm cho người tiêu dùng. Dựa trên nguyên lý lá sen trong thiên nhiên, bằng cách tạo ra những sợi lông trên bề mặt kính sau đó phủ một lớp màng chống bám dính nước bao quanh các sợi lông, nước cùng cặn bẩn chảy trên bề mặt kính sẽ dễ dàng chảy trượt theo hướng ngả của các sợi lông. Tuy vậy để ứng dụng cho kính xe ô tô, công nghệ này có một số điểm không phù hợp.

- Hạt nước không có lực hút bám dính lên bề mặt nên dễ dàng lau chùi
- Cặn bẩn không có lực hút bám dính trên bề mặt và dễ dàng bị cuốn đi theo hạt nước
- Có khả năng ngăn cản một phần tia cực tím                        

3.Kính tự sạch

 -  Đây là một loại vật liệu phủ bề mặt dựa trên khả năng dễ bị kích hoạt của TiO2 dưới tác dụng của tia UV trong nắng mặt trời. Các hạt hoạt tính TiO2 phủ đều trên bề mặt kính tạo ra một bề mặt không bằng phẳng. Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời (tia UV), oxit titan được kích hoạt, có khả năng “phân hủy” “rễ” của các chất bẩn hữu cơ bám trên bề mặt kính và các chất bẩn này sẽ dễ dàng bị nước cuốn trôi. Quá trình này còn được gọi là tính năng “tự sạch” của kính. Tuy vậy, công nghệ này chỉ có tác dụng trong điều kiện có ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra một điểm khác biệt lớn của công nghệ này là tạo ra một bề mặt lồi lõm chứ không bằng phẳng như khi phủ lớp màng phim silicon.

- Chất bẩn hữu cơ dễ dàng bị phân hủy bởi tia UV và rửa trôi nhờ nước
- Bề mặt trông có vẻ sạch hơn do nước và cặn bẩn được dàn đều hơn khi bám trên bề mặt

Xem thêm : Dùng dung dịch CC550 để tẩy mốc trên kính ô tô 
Xem  thêm Cách lau của kính sao cho sạch


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Tổng hợp bài viết