Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Điểm dưới vực, thành công vẫn ngất trời

Điểm dưới vực, thành công vẫn ngất trời Điểm dưới vực, thành công vẫn ngất trời

Gặp lại Quang trong buổi kỷ niệm 10 năm tốt nghiệp THPT, tôi và rất nhiều bạn trong lớp hết sức bất ngờ. Quang của hôm nay có phong thái đĩnh đạc, bảnh bao, khác hẳn cậu học trò nhút nhát, thiếu tự tin ngày trước. Bây giờ Quang đã là một ông chủ của một xưởng sản xuất nội thất với số vốn chục tỷ đồng và hàng trăm công nhân và còn một chuỗi cửa hàng bán xe máy khắp huyện. Hàng ghế đá dưới tán cây ở sân trường và những bộ bàn ghế của 5 lớp học trong trường cũ chính là sản phẩm mà Quang đã tặng. Chỉ sau 10 năm tốt nghiệp, Quang có một cơ ngơi như thế khiến chúng tôi choáng ngợp. Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên hơn là vì ngày còn đi học, chẳng ai nghĩ tới chuyện Quang sẽ làm nên trò chống gì.

Chúng tôi sinh ra ở vùng quê, bố mẹ Quang cũng như mọi phụ huynh khác, luôn kì vọng cậu con trai duy nhất học hành tiến tới để thoát nghèo. Nhưng Quang chẳng có tí năng khiếu về học hành, những con chữ cứ như “con nhái bén gặp nồi nước nóng”, nhảy vào đầu rồi lại ngay lập tức nhảy ra. Hồi học lớp một, Quang toàn bị bọn con trai trong lớp bắt nạt vì tội “mày điểm kém thì mày không được chơi”, “mày điểm kém, nên mày phải xách túi cho tụi tao”.

Ở quê chẳng có phong trào thuê gia sư nên bố mẹ Quang tối ngày kèm cặp con học, nhờ các anh chị lớn hơn đến dạy cho cậu. Nhưng nghe ai giảng, Quang cũng ngủ gật. Có những bài toán, Quang được hướng dẫn làm xong, mẹ khen đáo để, nhưng một tiếng sau bảo làm lại thì cậu ta lại quên. Ở lớp, nhiều thầy cô cũng mất kiên nhẫn với sự tối dạ của cậu nên chỉ biết lắc đầu. Nhìn bảng điểm, mẹ Quang “gầm” lên: “Học dốt như thế này chỉ có vác cày ra đồng” hay “Học hành thế này thì đời con khấm khá sao được”… Rồi mẹ phạt Quang phải quang gánh ra đồng hót phân trâu cho nhớ. Tin đồn còn lan đến cả lớp học, đám con gái cứ liếc nhìn Quang rồi túm tụm bàn tán, xong lại phá lên cười. Những “chiến hữu” của Quang thì bò lăn ra cười, rồi bắt chước dáng điệu Quang lúc bị phạt.

Cũng vì thế, nên suốt thời đi học, hình ảnh Quang trong chúng tôi là một kẻ nhút nhát, tự ti, lúc nào cũng cúi gằm, nghe thầy cô gọi tên là giật mình, luống cuống.

Năm cuối của cấp 3, bạn bè hỏi han nhau về chọn trường đại học thì Quang cứ im de ở góc lớp, cũng chẳng ai nói về điều đó với cậu bởi “Nó làm gì có kiến thức mà thi cho phí thời gian”. Ngày bạn bè gọi nhau liên hoan vì việc đỗ vào đại học, Quang không có mặt. Rồi từ đó chúng tôi ít có thông tin về Quang. Đôi lúc gặp nhau ở phố, có hỏi “Không biết giờ Quang thế nào nhỉ”, vẫn nhiều bạn bè lắc đầu “Chắc không khá hơn được”.

Vậy mà giờ đây, trong chúng tôi, đâu có ai khá bằng Quang. Thấy mọi người hỏi han, ngưỡng mộ, cậu nói: “Cũng chỉ là mình cố gắng hết sức cho lựa chọn của mình thôi, nói thật là ngày xưa tớ cực kì tự ti với các cậu đấy”. Sau những ngày cấp 3, Quang theo người quen đi làm xưởng mộc.

Nghĩ mẹ quá xấu hổ vì mình, nghĩ bạn bè chắc coi thường mình lắm nên Quang rất chăm chỉ học nghề. Tay nghề của cậu được nâng lên rất nhanh, được giao làm các chi tiết khó. Rồi bằng quyết tâm, cậu bắt đầu tách ra làm riêng, chăm chỉ, thật thà. Quang lấy uy tín và sự tận tình làm tiên quyết nên chẳng mấy chốc sản phẩm của cậu đã được nhiều người truyền tai nhau mua…

Vì điểm nên con vào viện

Sau khi gặp Quang về, tôi lại nhận được điện thoại của chị họ khóc lóc: “Em ơi chị phải làm sao đây”. Vội vàng chạy vào bệnh viện với chị, tôi bàng hoàng nhìn đứa cháu bé nhỏ đang nằm trên giường bệnh. Lan – con chị mới học lớp 7 vừa có hành động tự tử. Chị tôi nước mắt dàn dụa: “Là lỗi của chị, là chị ép con chị tới bước đường này, bị điểm kém, nên nó mới hành động dại dột như vậy”. Rồi chị đưa ra tờ thư tuyệt mệnh của Lan, trong thư con bé xin lỗi mẹ vì đã không giữ vị trí đứng đầu lớp, kì thi học sinh giỏi Lan cũng không đạt được thành tích như mẹ kì vọng.

Chị họ tôi phân trần: Cháu Lan học tốt nhưng sợ con “ngủ quên trên thành tích” nên chị luôn phải nhắc nhở cháu. Năm ngoái, cháu bị tụt xuống vị trí số 2 của lớp khiến chị hẫng hụt, thất vọng tràn trề nên đã mắng cháu, đã ra mục tiêu bắt buộc là phải lên vị trí số 1 và phải đạt thành tích trong kỳ thi học sinh giỏi năm nay.

Trong khi đó, cu Minh (em trai Lan) thì luôn đạt thành tích tốt ở trường cũng như các sinh hoạt ngoại khóa, được bầu làm cán bộ lớp. Vì thế nhiều lúc chị đã thưởng cho Minh trước mặt Lan nhằm muốn con bé cố gắng. Bây giờ, nhiều nhà cho con học ghê lắm, chúng có đủ mọi phương tiện hỗ trợ. Con mình không ra sức học, không bằng chúng nó thì còn hy vọng gì ở tương lai nữa. Chị làm thế cũng là vì con…

Nhưng chị chẳng thể ngờ những hành xử của chị đã ghim sâu vào đầu con bé. Đến lớp, nó chỉ chăm chăm ngồi học, không chơi với bạn bè. Ở nhà, nó cũng ngồi lì ở góc học tập, không nói chuyện với ai. Kì thi học sinh giỏi vừa qua, chị chăm sóc từng li từng tí, và không quên liên tục nhắc nhở con phải đạt giải cao. Chẳng thể ngờ, kết quả thi không như ý muốn, con bé sợ hãi, không về nhà sau giờ học mà lại nghĩ quẩn là nhảy sông. Nói chuyện với cô giáo, chị còn biết được Lan đã nảy tính xấu là nhìn trộm bài của bạn vì sợ điểm kém hơn bạn.

Không biết chia sẻ với chị thế nào, tôi mang chuyện về Quang kể với chị. Nghe đến đâu, chị gật đầu đến đó. Đến cuối buổi, chị bảo: Giá như chị không quá coi trọng điểm số, biết động viên con, biết hướng con suy nghĩ đúng, thì đã không có cơ sự này rồi. May mà con bé đã không sao, không thì bố nó chẳng tha thứ cho chị.

Kính ô tô | kinh o tokinh oto |dịch vụ seo | dich vu seo | công ty seo | cong ty seo

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Tổng hợp bài viết